Nhà trưng bày Hải đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải chính là nơi nhắc nhở mỗi người con đất Việt về chủ quyền biển đảo của quê hương. Nơi biết bao binh phu Hoàng Sa đã nằm lại để bảo vệ chủ quyền của dân tộc.

Hải đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải.

Hải đội Hoàng Sa là đội tàu được chúa Nguyễn ở Đàng Trong thành lập từ thế kỷ thứ 17, với mục đích ban đầu là đi thuyền từ Quảng Ngãi ra các đảo thuộc Quần Đảo Hoàng Sa để khai thác hải sản, thu nhặt các hàng hóa do các con tàu đắm trôi dạt vào. Cùng với đó, Chúa Nguyễn còn thành lập đội Bắc Hải với vai trò tương tự và nằm dưới sự quản lý của đội Hoàng Sa. Do vậy mới có tên Hải Đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải.

Nhà Trưng Bày Hải Đội Hoàng Sa Kiêm Quản Bắc Hải

Đến thăm nhà trưng bày, du khách có thể nhìn thấy tận mắt những hiện vật đầy sống động, khắc họa một thời kỳ lịch sử của dân tộc. Trong đó có mô hình thuyền dùng để đi Hoàng Sa được nghệ nhân Võ Hiến Đạt ở Xã An Vĩnh, Lý Sơn chế tác lại. Nổi bật nhất là Tượng đài Hải đội Hoàng Sa gồm một nhóm 3 người. Người đứng giữa là đề công mặc áo quan triều đình trên tay cầm tấm bia chủ quyền để 4 chữ “Vạn lý Hoàng Sa”. Hai bên đề công là dân binh mang giáo và lưới. Tượng đài là đứa con tinh thần của nhà điêu khắc Hà Trí Dũng. Đầu tiên là các linh vị của thuỷ binh đội Hoàng Sa. Sau đến là các vật dụng mà một binh phu Hoàng Sa mang theo gồm có: Đôi chiếu, nẹp tre binh phu Hoàng Sa. Hai vật dụng này sẽ dùng để đồng đội bó và nẹp xác thủy táng nếu có thủy binh hi sinh.

Bên cạnh đó, còn có 7 chiếc nẹp tre hiện thân cho 7 vía của người đàn ông. Những chiếc thẻ tre sẽ ghi danh họ, quê quán, đơn vị binh phu. Nhưng, trên thực tế những binh phu hi sinh đều không thể trở về quê hương và số phận của những chiếc thẻ tre cũng như vậy, hầu hết tách khỏi thân chủ vì sóng gió biển khơi. Đằng sau tượng đài, trên những hình khối biểu trưng cho cánh buồm có dòng chữ “Bản quốc hải cương Hoàng Sa xứ tối thị hiểm yếu”, tạm dịch là “Cương giới mặt biển nước ta có xứ Hoàng Sa rất là hiểm yếu”; được chép trong sách Đại Nam thực lục (Quốc sử quán triều Nguyễn) – Bính Thân năm Minh Mạng thứ 17 (1836).

Lễ khao lề thế lính.

Lễ hội này thường được diễn ra vào các ngày 18,19,20 tháng 3 âm lịch, tổ chức tại Âm Linh Tự - một địa điểm được công nhận là di tích quốc gia. Lễ hội nhằm ghi nhớ công ơn của các binh phu năm xưa tìm kiếm sản vật và cắm mốc hải phận.

Nếu du lịch Đảo Lý Sơn. Du khách đừng quên ghé thăm nhà trưng bày hải đội Hoàng Sa kiêm quân Bắc Hải. Nơi lưu trữ những hoài niệm về Hải đội Hoàng Sa mãi đọng trong tâm thức của mỗi người dân Lý Sơn nói riêng và Việt Nam nói chung, thể hiện cho ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền của dân tộc.

Featured news
  • Lạ lùng ngọn hải đăng bên bờ biển Quảng Ngãi
    Lạ lùng ngọn hải đăng bên bờ biển Quảng Ngãi
    Băng qua 80 bậc thang lên đỉnh ngọn đèn biển có chiều cao 36 m, bạn sẽ được nhìn thấy toàn cảnh vẻ đẹp của mũi Ba Làng An bình yên mà thơ mộng.
  • Những đặc sản không thể bỏ lỡ tại Lý Sơn
  • Kinh nghiệm du lịch đảo Lý Sơn
    Kinh nghiệm du lịch đảo Lý Sơn
    Đến với mảnh đất Quảng Ngãi, bạn chắc chắn không thể bỏ qua đảo Lý Sơn. Với những danh lam thắng cảnh, di sản văn hóa độc đáo cùng nền ẩm thực mang đậm chất duyên hải miền Trung, đảo Lý Sơn đã thu hút một lượng lớn du khách ghé thăm mỗi năm. Sau đây, hãy cũng khám phá những kinh nghiệm du lịch đảo Lý Sơn cùng với Vietsense Travel nhé!
Copyright khachsanvietsense.com
Top